Thuật ngữ hệ thống nhà thông minh (Smart Home)

22/02/2024

Thuật ngữ hệ thống nhà thông minh (Smart Home)

Thuật ngữ hệ thống nhà thông minh (Smart Home)

Bạn đang mơ ước về một ngôi nhà hiện đại, tiện nghi, nơi mọi thứ tự động hóa và vận hành theo ý muốn của bạn? Hệ thống nhà thông minh (Smart Home) chính là chìa khóa biến giấc mơ đó thành hiện thực. Hãy cùng khám phá thế giới diệu kỳ của Smart Home, nơi công nghệ hòa quyện vào cuộc sống, mang đến cho bạn sự trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ và đầy thú vị!

Hệ thống nhà thông minh là gì?

Hệ thống nhà thông minh (Smart Home) là một hệ thống công nghệ tự động hoá được tích hợp trong ngôi nhà, giúp điều khiển và quản lý các thiết bị và hạ tầng nhà ở thông qua mạng internet. Mục đích của hệ thống nhà thông minh là tạo ra một môi trường sống thông minh, tiện lợi, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

Các hệ thống nhà thông minh thường sử dụng các công nghệ như Internet of Things (IoT), máy học (machine learning), trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và các giao thức kết nối không dây như Wi-Fi, Bluetooth, Zigbee để kết nối và điều khiển các thiết bị từ xa thông qua điện thoại di động hoặc máy tính.

Trong hệ thống nhà thông minh, các thiết bị như đèn, máy lạnh, camera an ninh, bình nước nóng, thiết bị giải trí, và thiết bị gia dụng khác, hệ thống cổng cửa, rèm… có thể được điều khiển tự động hoặc từ xa bằng cách sử dụng ứng dụng di động hoặc giọng nói, hoặc theo lập trình thời gian và điều kiện cụ thể.

Lợi ích của việc sử dụng hệ thống nhà thông minh:

Sử dụng hệ thống nhà thông minh mang đến cho bạn vô số lợi ích thiết thực:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Hệ thống tự động hóa các tác vụ thường ngày như bật/tắt đèn, điều chỉnh nhiệt độ, tưới cây,… giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể.
  • Nâng cao tiện nghi và sự thoải mái: Bạn có thể điều khiển mọi thứ trong nhà từ xa, dù bạn đang ở bất cứ đâu. Chỉ cần một chạm nhẹ trên điện thoại hoặc một câu lệnh đơn giản bằng giọng nói, bạn có thể tận hưởng sự tiện nghi và thoải mái tối đa.
  • Tăng cường an ninh: Hệ thống an ninh thông minh giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những nguy cơ tiềm ẩn như trộm cắp, cháy nổ, rò rỉ khí gas,…
  • Tiết kiệm năng lượng: Hệ thống tự động điều chỉnh mức tiêu thụ điện năng dựa trên nhu cầu sử dụng, giúp bạn tiết kiệm chi phí điện nước hiệu quả.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Hệ thống nhà thông minh mang đến cho bạn một cuộc sống hiện đại, tiện nghi và thoải mái hơn, giúp bạn tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc bên gia đình.

Hệ thống nhà thông minh thường bao gồm những gì?

He-thong-nha-thong-minh-bao-gom-nhung-gi
Hệ thống giải pháp nhà thông minh Lumi

Hệ thống nhà thông minh bao gồm một loạt các thiết bị và tính năng được tích hợp để tạo ra một môi trường sống thông minh và tiện ích. Dưới đây là một số thành phần chính thường có trong hệ thống nhà thông minh:

Cảm Biến: Đây là các thiết bị nhận diện và đo lường các thông số môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động, khí CO2, và khí CO. Cảm biến được sử dụng để cung cấp dữ liệu đầu vào cho hệ thống và kích hoạt các hành động tự động.

Thiết Bị Điều Khiển: Bao gồm các thiết bị như công tắc thông minh, ổ cắm thông minh, bộ điều khiển đèn, ổ khóa cửa thông minh, thiết bị điều khiển máy lạnh và thiết bị gia dụng khác. Những thiết bị này cho phép người dùng điều khiển và tự động hóa các thiết bị trong nhà từ xa hoặc thông qua lập trình.

Mạng Kết Nối: Để kết nối và truyền dữ liệu giữa các thiết bị trong hệ thống nhà thông minh, cần có một mạng kết nối như Wi-Fi, Bluetooth, Zigbee, Z-Wave, hay Thread.

Hệ Thống Điều Khiển và Quản Lý: Bao gồm phần mềm điều khiển và quản lý hệ thống nhà thông minh, thường là các ứng dụng di động hoặc giao diện web. Người dùng có thể sử dụng các ứng dụng này để theo dõi và điều khiển các thiết bị, lập trình các hoạt động tự động, và nhận thông báo.

Camera và Hệ Thống Giám Sát: Được sử dụng để giám sát và ghi lại hoạt động trong và ngoài nhà. Hệ thống giám sát thường bao gồm camera an ninh, cảm biến chuyển động, hệ thống cảnh báo, và các tính năng liên quan đến an ninh.

Thiết Bị Giải Trí: Bao gồm các thiết bị như loa thông minh, TV thông minh, hệ thống âm thanh đa phòng, và các thiết bị giải trí khác có thể tích hợp vào hệ thống nhà thông minh để cung cấp trải nghiệm giải trí tốt hơn.

An Ninh và Bảo Mật: Bao gồm các tính năng như ổ khóa cửa thông minh, hệ thống báo động cháy và nước, cảm biến cửa và cửa sổ, và các biện pháp bảo mật mạng để đảm bảo an toàn cho nhà và dữ liệu của người dùng.

Xem thêm:

Giải mã thế giới nhà thông minh: Thuật ngữ hệ thống nhà thông minh “Smart Home” A-Z

STT Thuật ngữ Nội dung
1 Smart Home  Nhà thông minh
2 Smart Home System  Hệ thống nhà thông minh
3 Smart Devices  Thiết bị thông minh
4 Smart Home Control App  Ứng dụng điều khiển nhà thông minh
5 IoT Devices  Thiết bị kết nối Internet
6 Hub/Controller  Bộ điều khiển trung tâm
7 Smart Sensors  Cảm biến thông minh
8 Smart Security Camera  Camera an ninh thông minh
9 Voice Control Smart Home  Giọng nói điều khiển nhà thông minh
10 Smart Home Security System  Hệ thống an ninh nhà thông minh
11 Remote Control Devices  Thiết bị điều khiển từ xa
12 Smart Energy System  Hệ thống năng lượng thông minh
13 Smart Lock  Khóa cửa thông minh
14 Smart Lights  Đèn thông minh
15 Smart Sound System  Hệ thống âm thanh thông minh
16 Smart Entertainment System  Hệ thống giải trí thông minh
17 Smart HVAC System  Hệ thống làm mát/thiết lập nhiệt độ thông minh
18 Smart Window and Curtain Control  Thiết bị điều khiển cửa sổ và rèm cửa thông minh
19 Smart Irrigation System  Hệ thống tưới nước thông minh
20 Smart Access Control System  Hệ thống kiểm soát truy cập thông minh
21 Smart Home System  Hệ thống nhà thông minh, hệ thống bao gồm các thiết bị và phần mềm được tích hợp để tự động hóa và kiểm soát các chức năng trong nhà Xu hướng IoT
22 IoT device  Thiết bị kết nối Internet, các thiết bị có khả năng kết nối Internet và thu thập dữ liệu để hoạt động hoặc gửi thông tin đến người dùng
23 Hub/Controller  Bộ điều khiển trung tâm, thiết bị hoặc phần mềm giúp quản lý và điều khiển các thiết bị thông minh khác trong hệ thống nhà thông minh
24 Remote Control App  Ứng dụng điều khiển từ xa, ứng dụng trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng cho phép người dùng điều khiển và quản lý các thiết bị thông minh từ xa
25 Sensor  Cảm biến, thiết bị dùng để đo lường và thu thập thông tin về môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chuyển động, khí độc, vv.
26 Voice Control  Bộ điều khiển giọng nói, công nghệ cho phép người dùng điều khiển các thiết bị thông minh bằng cách sử dụng lời nói thông qua trợ lý ảo như Amazon Alexa, Google Assistant, hoặc Apple Siri.
27 Wireless Connectivity  Kết nối không dây, các giao thức và công nghệ kết nối không dây như Wi-Fi, Bluetooth, Zigbee, Z-Wave, Thread, LoRa, vv., được sử dụng để liên kết các thiết bị trong hệ thống.
28 Automation  Tự động hóa, cài đặt và lập trình để các thiết bị hoạt động tự động theo một lịch trình, điều kiện hoặc yêu cầu cụ thể.
29 Security System  Hệ thống an ninh, bao gồm các thiết bị như camera an ninh, cảm biến chuyển động, hệ thống báo động, khóa cửa thông minh, vv., để bảo vệ và giám sát nhà cửa
30 Smart Energy  Năng lượng thông minh, sử dụng các thiết bị và công nghệ để tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa việc sử dụng điện năng trong nhà.
31 Audio/Visual Entertainment System  Hệ thống âm thanh và giải trí, Bao gồm loa thông minh, TV thông minh, hệ thống giải trí đa phương tiện, vv.
32 Device Interoperability  Khả năng của các thiết bị khác nhau để hoạt động cùng nhau và tương tác với nhau để cung cấp trải nghiệm toàn diện hơn cho người dùng.
33 Xu hướng IIoT  Xu hướng Internet vạn vật trong công nghiệp
34 Artificial Intelligence (AI)  Trí tuệ nhân tạo
35 Intergrating coordination of terminals  Tích hợp điều phối các thiết bị đầu cuối
36 Software  Phần mềm
37 Software application  Ứng dụng trên điện thoại
38 Software enterprise solution  Ứng dụng trên máy tính
39 Third-party application  Sản phẩm bên thứ 3 phát triển
40 Home Assistant  Tên một mã nguồn mở, giúp quản lý nhà thông minh
41 OpenHAB  Tương tự như Home Assistant
42 Hass  Là một ứng dụng tích hợp trong Home Assistant, giúp bạn dễ dàng cài đặt và mở rộng chức năng cho nhà thông minh
43 Gateway  Bộ xử lý trung tâm, dùng để điều khiển chủ yếu là các cảm biến, các thiết bị con của một hãng sản xuất thiết bị
44 Automation  Tự động hoá
45 Cloud  Điện toán đám mây, giúp truy cập nhà thông minh từ bất cứ đâu
46 Zigbee  Tên một loại sóng điều khiển thiết bị, giống như sóng wifi, Bluetooth
47 Data Center  Trung tâm dữ liệu
48 Cloud  Điện toán đám mây, giúp truy cập nhà thông minh từ bất cứ đâu
49 SaaS (SOFTWARE AS A SERVICE)  SaaS dùng web để lưu trữ ứng dụng cho 1 hoặc nhiều khách khách hàng sử dụng
50 PaaS (PLATFORM AS A SERVICE)  Bình thường bạn phải cài IDE, hoặc chạy máy ảo, vv để phát triển ứng dụng thì PaaS sẽ cung cấp nền tảng cho các bạn phát triển luôn
51 IaaS (INFRASTRUCTURE AS A SERVICE)  IaaS sẽ cung cấp (cho bạn thuê) cơ sở hạ tầng như thuê máy chủ
52 BaaS (Backend as a service)/ DaaS (Database as a Service)  Những trang như thế này sẽ hỗ trợ lưu trữ database, tạo các API để load, update, insert database
53 Application Programming Interface  Giao diện lập trình ứng dụng, API là các phương thức, giao thức kết nối với các thư viện và ứng dụng khác
54 Edge Computing  Là một kiến trúc được thiết kế và xây dựng nhằm tối ưu hoá hệ thống điện toán đám mây bằng cách cho phép xử lý, tính toán dữ liệu tại vùng biên
55 Third-party integrated product  Sản phẩm bên thứ 3 phát triển
56 OSI (Open Systems Interconnection Reference Mode)  Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở
57 USB (Universal Serial Bus)  Chuẩn kết nối có dây trong máy tính
58 Ethernet (LAN, RJ45)  Là một lớp giao thức data-link trong tầng TCP/IP
59 MODBUS  Modbus là dựa trên nguyên tắc Master – Slave (bên nhận – bên gửi tín hiệu), nhằm truyền dữ liệu từ các thiết bị đầu cuối về
60 MODBUS RTU  Dựa trên nguyên tắc Master – Slave, tức là một bên nhận tín hiệu (Master) và một bên truyền tín hiệu (Slave) thông các địa chỉ thanh ghi
61 MODBUS ASC II  Modbus ASC II được mã hóa dạng hexadecimal – 4 bit, cần 2 byte truyền thông cho một byte thông tin
62 MODBUS TCP/IP  Modbus TCP sử dụng phương thức truyền qua internet hay có tên gọi khác là Modbus IP tương ứng với một địa chỉ IP
63 KNX  Tiêu chuẩn mở (EN 50090 , ISO / IEC 14543) dành cho hệ thống quản lý, tự động hóa tòa nhà thông minh
64 TCP (Transmission Control Protocol)  Là giao thức cốt lõi của Internet Protocol Suite
65 IP (Internet Protocol)  Là giao thức chính trong Internet protocol suite để chuyển tiếp dữ liệu qua mạng
66 Internet Protocol Suite (TCP/IP)  Là tập hợp các giao thức thực thi protocol stack (chồng giao thức) mà Internet chạy trên đó
67 Web Server  Một web server là một máy tính lưu trữ các file thành phần của một website
68 HTTP (Hypertext Transfer Protocol)  Là nền tảng giao tiếp dữ liệu cho World Wide Web
69 FTP (File Transfer Protocol)  Là giao thức phổ biến nhất được sử dụng cho mục đích truyền file trên Internet và trong các mạng riêng
70 OPC (OLE for Process Control – OLE là Object Linking and Embedding)  OPC là 1 chuẩn giao tiếp dữ liệu giữa các phần mềm, theo cơ chế client-sever
71 VNC (Virtual Network Computing)  Là một công nghệ kĩ thuật dùng để chia sẻ giao diện màn hình từ xa (remote desktop sharing)
72 VPN (Virtual Private Network)  Mạng riêng ảo
73 GPRS (General Packet Radio Service)  Sử dụng đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA)
74 GPS (Global Positioning System)  Hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo
75 Wireless communication  Giao tiếp không dây
76 MeshGrid  Công nghệ giao tiếp không dây Mesh-Grid với chuẩn mã hóa độc quyền
77 Bluetooth  Một công nghệ giao tiếp truyền thông trong khoảng cách ngắn
78 BLE – Bluetooth Low Energy  Một giao thức được sử dụng đáng kể cho các ứng dụng IoT
79 Zigbee  Một loại truyền thông trong khoảng cách ngắn, hiện được sử dụng với số lượng lớn và thường được sử dụng trong công nghiệp
80 Zigbee Coordinator (ZC)  Đây được gọi là thiết bị gốc có nhiệm vụ quyết định kết cấu mạng
81 Zigbee Router (ZR)  Thiết bị này sẽ có nhiệm vụ định tuyến trung gian trong việc truyền dữ liệu
82 Zigbee End Device (ZED)  Gọi là thiết bị điểm cuối và nó sẽ giao tiếp với ZC và ZR ở gần nó nhất
83 Wifi  Wireless Fidelity hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến
84 Z-wave  Tương tự Zigbee, Z-Wave là chuẩn truyền thông không dây trong khoảng cách ngắn và tiêu thụ rất ít năng lượng
85 6LoWPAN (IPv6 protocol over low-power wireless PANs)  Sử dụng giao thức IPv6 trong các mạng PAN không dây công suất thấp
86 Thread  Thread là một giao thức IP mới, dựa trên nền tảng mạng IPv6 được thiết kế riêng cho mảng tự động hóa trong các tòa nhà và nhà
87 Cellular  Lựa chọn đường truyền dữ liệu thông qua mạng điện thoại di động GPRS/3G/LTE
88 NFC (Near-Field Communications)  Chạm chúng vào nhau để kích hoạt tính năng này và nhanh chóng truyền tập tin gồm danh bạ, nhạc, hình ảnh, video, ứng dụng hoặc địa chỉ website
89 Sigfox  Sigfox là hệ thống giống như mạng di động, sử dụng công nghệ Ultra Band ( UNB) để kết nối các thiết bị từ xa
90 Neul  Tương tự Sigfox và hoạt động ở băng tần 1Ghz, với mục tiêu cung cấp một mạng không dây có chi phí thấp với các đặc trưng tiêu biểu
91 LIFI  LIFI là một công nghệ không dây sử dụng các bóng đèn LED để truyền dữ liệu với tốc độ nhanh hơn Wifi tới 100 lần
92 LoRa  LoRa là viết tắt của Long Range Radio
93 Self-innovative Hardware  Các nhà tự phát triển phần cứng
94 Smart control  Điều khiển thông minh
95 Home sercurity  An ninh tòa nhà
96 Smart lighting  Chiếu sáng thông minh
97 Shading system  Hệ thống che nắng
98 Heating  Hệ thống môi trường
99 Third – party wireless hardware  Phần cứng không dây bên thứ 3
100 AI & voice system  Trợ lý giọng nói
101 Apple HomePod, Siri  Trợ lý giọng nói Apple
102 Amazon Echo  Trợ lý giọng nói Amazon Alexa
103 Google Assisstant  Trợ lý giọng nói Google
104 Tmall Genies  Trợ lý giọng nói Tmall
105 MI  Trợ lý giọng nói Xiaomi
106 TIC  Trợ lý giọng nói TIC
107 Duer OS  Trợ lý giọng nói Duer OS
108 JD Whale  Trợ lý giọng nói JD Whale

Hệ thống nhà thông minh (Smart Home) đang dần trở thành xu hướng tất yếu trong cuộc sống hiện đại. Với những lợi ích thiết thực và khả năng mang đến trải nghiệm sống hoàn toàn mới mẻ, Smart Home hứa hẹn sẽ kiến tạo cho bạn một không gian sống tiện nghi, an ninh và đẳng cấp. Hy vọng những Khái niệm và Thuật ngữ hệ thống nhà thông minh (Smart Home) mà MEAD TECH chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin cũng để tiếp cận về các nội dung, kiến thức, các thiết bị, giải pháp liên quan tới hệ thống nhà thông minh dễ dàng hơn. Hãy lưu lại đâu đó để tham khảo khi cần.

Đừng quên Tham gia ngay vào cộng đồng Nghiện Nhà thông minh (Smarthome All in One) để tìm hiểu nhiều hơn về Khái niệm và Thuật ngữ hệ thống nhà thông minh (Smart Home) cũng nhưng các thiết bị, giải pháp liên quan đến Nhà thông minh.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo: 

Từ khóa tìm kiếm: thuật ngữ hệ thống nhà thông minh, hệ thống nhà thông minh, giải pháp nhà thông minh,  thiết bị nhà thông minh, smarthome, hệ thống nhà thông minh là gì, hệ thống nhà thông minh bao gồm những gì, hiểu về hệ thống nhà thông minh, các thiết bị của một hệ thống nhà thông minh, tự động hóa nhà ở, công nghệ nhà thông minh.